[20/11] ‘Tôi luôn tin tưởng vào sự phát triển của VNA’

Gắn bó với VNA từ năm 1992 đến nay, anh Nguyễn Dũng hiện là cán bộ kiêm phụ trách mảng đào tạo và quản lý trang thiết bị của TTPVSĐ VIAGS Tân Sơn Nhất. 27 năm trong nghề, công ty trở thành mái nhà thứ hai và là nơi giúp anh truyền ngọn lửa nhiệt huyết với việc giảng dạy. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
Gắn bó với VNA từ năm 1992 đến nay, anh Nguyễn Dũng hiện là cán bộ kiêm phụ trách mảng đào tạo và quản lý trang thiết bị của TTPVSĐ VIAGS Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Mai Hương).

Trên bục giảng là thầy, về đơn vị là đồng nghiệp 

Trước đây, Dũng từng là thành viên của xưởng sửa chữa. Từ năm 2014, anh chuyển về bộ phận sân đỗ, sau đó kiêm nhiệm thêm nghề giáo

Lĩnh vực anh dạy là cách vận hành trang thiết bị, quy trình tiếp cận tàu bay…  Những ngày đầu mới đứng trên bục giảng, dù chưa có kinh nghiệm giảng dạy, anh vẫn không gặp nhiều khó khăn. Nhờ có kinh nghiệm công tác ở xưởng sửa chữa và quản lý thiết bị nên anh nắm rõ các vấn đề về kỹ thuật. Riêng với quy trình tiếp cận tàu bay, anh đã trau dồi thêm bằng cách đọc sách, tài liệu, tìm hiểu quy trình phục vụ của từng hãng hàng không, sau đó ra sân đỗ quay clip, quan sát anh em làm rồi về xem lại video, tìm hiểu những bất cập so với quy trình, từ đây hình thành giáo án. Theo anh, đây là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất.  

Học viên của anh có nhiều lứa tuổi khác nhau, từ học viên mới tuyển dụng đến những  người có nhiều kinh nghiệm, thậm chí nhiều người lớn tuổi hơn anh. Dù đã chuẩn bị bài giảng rất kỹ, không lúng túng khi học viên đặt câu hỏi nhưng anh vẫn cho rằng: “Tôi còn phải học hỏi từ những người có kinh nghiệm lâu năm hơn mình”.

alt text
Anh Dũng cho rằng: “Tôi còn phải học hỏi từ những người có kinh nghiệm lâu năm hơn mình”.(Ảnh: Mai Hương).

Không ngại khi đứng lớp, nhưng lúc được học viên, nhất là người lớn tuổi – gọi là thầy, anh vẫn thấy ngại ngùng, chọn cách xưng hô anh – em. Tuy nhiên, học viên không chịu, sau đó ra giao ước, ở lớp mọi người sẽ gọi anh là thầy, về đơn vị thì gọi nhau như cũ.

Rời bục giảng, học viên trở thành đồng nghiệp, mọi người không còn khoảng cách, hòa đồng với nhau. Dù thế anh luôn tự nhắc mình phải có trách nhiệm với hai tiếng “thầy giáo”.

“Khi được mọi người gọi là thầy, mình không chỉ thể hiện tác phong của giáo viên trên bục giảng, ngay tại cơ quan hay đời thường, cũng phải chỉnh chu, mực thước để đồng nghiệp học viên luôn tôn trọng, nhìn nhận mình là một người thầy”.

Trong mỗi buổi học, anh luôn nhắc nhở học viên luôn đảm an toàn cho hành khách, tàu bay, thiết bị phục vụ tàu bay, chất lượng, hiệu quả. Theo anh, tố chất cần có của người vận hành trang thiết bị mặt đất là tuân thủ quy định, quy trình của công ty và khách hàng thông qua sự truyền đạt của giảng viên. Đồng thời họ cũng cần có tính cầu tiến.

Là người phụ trách mảng đào tạo sân đỗ, anh em làm tốt, chăm chỉ, thực hiện đúng qui trình, qui định, phục vụ chuyến bay an toàn, được các hãng hàng không và những cán bộ trực tiếp đánh giá cao về các kĩ năng vận hành, hiểu biết về trang thiết bị. “Là người đào tạo, chứng kiến điều đó khiến tôi hạnh phúc”, anh bày tỏ.

alt text
alt text

“Là người đào tạo, chứng kiến điều đó khiến tôi hạnh phúc”, anh bày tỏ. (Ảnh: NVCC).

Trăn trở với nghề

Khi được hỏi về công việc, anh cho biết điều trăn trở nhất là mặt bằng sân đỗ tàu bay ở sân bay Tân Sơn Nhất. Từ khi anh vào nghề tới nay, 27 năm qua hãng đã phát triển rất mạnh mẽ, số lượng tàu bay, trang thiết bị mặt đất tăng lên rất nhiều. Mật độ máy bay ở trên sân cũng như trang thiết bị mặt đất cũng tăng cao. Mặc dù mặt bằng đã được mở rộng nhưng chưa đủ đáp ứng, điều này có thể ảnh hưởng đến an toàn bay. 

Vì vậy, từ vị trí của một cán bộ sân đỗ, anh mong muốn sắp tới sân bay Long Thành được xây dựng, giúp giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, VNA có riêng khu vực sân đỗ tàu bay cũng như nhà ga riêng. Điều này cũng mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt hơn cho anh em ở đơn vị. 

alt text
Việc anh “trực chiến” ở đơn vị 24/7 như vậy đã quá quen với gia đình. (Ảnh: NVCC).

Chứng kiến sự vững mạnh của tổng công ty, anh bày tỏ:

27 năm qua, tôi luôn tin tưởng lãnh đạo của hàng không Việt Nam, nhìn thấy công ty đi lên, thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của tất cả các khách hàng. Tôi cũng mong muốn sự phát triển này luôn được giữ vững và giúp công ty ngày một tốt hơn”.

Thời gian cho gia đình

Anh lấy vợ từ năm 1996, hiện có hai con. Con trai học trường quốc tế, ngành tài chính. Còn con gái đang học lớp 10. Với nghề nghiệp tương lai của các con, anh không can thiệp nhiều. “Tại trường đại học của con trai, hàng năm vẫn tổ chức tuyển dụng phi công. Cháu có về hỏi nhưng tôi chỉ trả lời: tùy con thôi”, anh kể. 

Giờ giấc làm việc của anh và đồng nghiệp khá linh hoạt. Giờ hành chính hay trực ca kip đều có, thậm chí nửa đêm, điện thoại báo cần có mặt thì cán bộ trung tâm vẫn lên công ty phải giải quyết ngay.

alt text
Anh Dũng luôn tin tưởng lãnh đạo của hàng không Việt Nam, nhìn thấy công ty đi lên, thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của tất cả các khách hàng. (Ảnh: Mai Hương).

Việc anh “trực chiến” ở đơn vị 24/7 như vậy đã quá quen với gia đình. Vợ anh là người làm trong ngành y, cũng bận rộn nên thông cảm lẫn nhau hơn. Thời gian dành cho gia đình khá eo hẹp nên hết giờ làm việc, anh thường về nhà, hoặc đi bơi. Với anh, đưa đón con đi học là niềm hạnh phúc.

Mỗi lúc hè về, các con được nghỉ học, anh tranh thủ đưa gia đình đi chơi. Tuy nhiên, đây lại là mùa cao điểm ở VNA nên anh chỉ đi những nơi gần thành phố, chừng 2, 3 ngày rồi về, hiếm khi đưa con du lịch xa. “Các cháu cũng hiểu cho công việc của bố nên thường đi với mẹ. Đây là đặc thù của nghề hàng không rồi, phải chấp nhận thôi”. 

Thu Thảo – Mai Hương

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.