Giáo viên tại VNA – Nghề trong nghề
Đảm nhận vị trí ở tuyến trước, là những người tiếp xúc trực tiếp với khách, nên các thành viên ASOC đỏi hỏi cần nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như phải linh hoạt trong cách ứng xử, cách giao tiếp.
“Cũng bởi vậy nên công tác đào tạo với nhân viên tuyến trước luôn đòi hỏi mang tính thực tiễn, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nó có chút khác biệt với “nghề giáo” truyền thống mang tính hàn lâm hơn”, anh Thế Dũng chia sẻ.
Tuy nhiên, chính sự đặc thù trong công tác đào tạo tại VNA lại là cơ hội để những người đứng lớp rèn luyện bản lĩnh, kinh nghiệm và khả năng nhạy bén tốt.
“Học viên của VNA có độ tuổi khác nhau, có thể đến từ mỗi miền đất nước hoặc các nước trên thế giới, không cùng ngôn ngữ, tuổi tác, văn hóa, ban ngành nhưng cùng chung một nhiệm vụ, một chiến tuyến. Thách thức là vậy, giáo viên vẫn cần truyền tải kiến thức chuyên môn đến các học viên, giúp họ hiểu sâu sắc, có áp dụng hiệu quả tại cơ sở”, chị Quỳnh Nga phân tích.
Theo chị, công tác đào tạo dịch vụ có băng thông rộng lớn cho phép người giáo viên được thăng hoa để từ đó đam mê, kiến thức và tình yêu nghề được lan tỏa. Những luận điểm phải khơi mở giúp học viên có thể khai thác được thế mạnh bản thân để trở nên giỏi nhất, phù hợp với cách của bản thân nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất.
Một trong nhữ kỷ niệm đáng nhớ trong công tác đào tạo của những “người truyền lửa” tại ASOC là trong năm 2020, khi VNA chuyển đổi hệ thống tìm kiếm hành lý thất lạc từ Worldtracer Native sang Worldtracer Desktop. Thời điểm ấy, TCT đưa ra kế hoạch đào tạo cho cả hệ thống, bao gồm cả các sân bay lẻ, sân bay địa phương, các sân bay nước ngoài. Đối tượng đào tạo từ GM, SM, Chuyên viên, nhân viên… nên số lượng học viên rất lớn.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là tất cả sẽ là học online, tất cả tài liệu không có gì ngoài một vài video. Khi ấy, Ban TCNL tập hợp những người có kinh nghiệm của cả 3 miền, gồm những anh chị giáo viên giàu kinh nghiệm của VIAGS và TOC, NOC (ngày nay là ASOC) nên nhanh chóng có được giáo trình.
Lần đầu tiên dạy online, chưa có kinh nghiệm nên ban đầu cũng có bỡ ngỡ, anh Thế Dũng vẫn nhớ những áp lực trong quá trình chuẩn bị bài để truyền tải nội dung sao cho hiệu quả, đặc biệt đây là môn học nặng về thực hành trên hệ thống.
“Có những lớp học đến 18h mới xong, vì học viên “kiên quyết” không nghỉ khi chưa hoàn thành được bài tập. Cuối cùng thì sau 3 tháng, toàn bộ các lớp học đã hoàn thành và quá trình chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới diễn ra tốt đẹp. Được tiếp xúc với các anh chị học viên từ 3 miền, các đơn vị khác nhau, đó là trải nghiệm khó phai trong 1 giai đoạn đại dịch hoành hành trên khắp thế giới”, anh Thế Dũng hồi tưởng lại.
Học phải đi đôi với hành
Ngay từ chính cụm từ “Giáo viên kiêm nhiệm” đã cho thấy sự vất vả khi họ sẽ phải đảm nhiệm hai nhiệm vụ (nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ đào tạo) trong cùng một thời gian.
Thách thức từ việc đầu tư thời gian có giá trị để hoàn thành tốt nhất hai nhiệm vụ được giao. Làm sao để người học trở thành “thượng đế” của quá trình đào tạo? “Nguyên liệu” đầu vào của quá trình đào tạo là người học và “sản phẩm” đầu ra cũng là con người ấy nhưng phải có một tư duy khác, kiến thức khác, một năng lực khác và một cách hành xử khác là một thách thức lớn đối với đội ngũ đào tạo của ASOC.
Do đó, khi có kế hoạch đào tạo, chị Quỳnh Nga ngay lập tức đặt ra mục tiêu, các thứ tự ưu tiên, từng bước lựa chọn, tích lũy dần các nguyên liệu đầu vào, dành thời gian suy nghĩ về điều học viên muốn, tổ chức muốn.
“Một thói quen nhỏ từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường là chỉ bắt tay vào việc soạn sửa, viết lách khi có đủ nguồn đam mê, cảm hứng. Do đó để cân bằng giữa công việc chuyên môn và đào tạo, với tôi, phải tìm cho mình niềm đam mê và cảm hứng, bởi vì với đam mê tôi sẽ có thêm động lực, sẵn sàng đối mặt và vượt qua mọi khó khăn, thách thức được đặt ra”, chị Quỳnh Nga chia sẻ.
Còn với anh Thế Dũng, công việc đào tạo là nghề “tay trái”, công việc chính vẫn là chuyên viên trực chuyến. Và anh dành tình yêu cho cả hai công việc vốn có liên hệ mật thiết với nhau ấy. Bởi nếu không làm tốt được công việc hàng ngày thì không thể làm tốt công việc đào tạo và ngược lại.
Anh Thế Dũng nhấn mạnh: “Các công việc hàng ngày, những ‘Case study” của bản thân và đồng nghiệp chính là nguyên liệu cho việc đào tạo. Ngược lại, công việc đào tạo “buộc” tôi phải nghiên cứu nhiều hơn, điều đó cũng sẽ tốt hơn cho tôi khi thực hiện các công việc hàng ngày”.
Với anh, điều tuyệt với nhất khi may mắn được giao công việc liên quan đến đào tạo là được gặp gỡ các anh chị đồng nghiệp, học hỏi giao lưu. Được chia sẻ những kiến thức của bản thân cho đồng nghiệp và ngược lại cũng học hỏi được những kỹ năng, kiến thức từ đồng nghiệp của mình chính là “chìa khóa” kết nối những trái tim cùng mang tình yêu dành cho VNA.
Như câu nói của Abraham Lincoln: “Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu”, sự chuẩn bị càng chu đáo, từ chi tiêt nhỏ nhất thì cơ hội thành công càng lớn.
Và đó cũng là tôn chỉ làm việc của anh Thế Dũng, chị Quỳnh Nga cùng mỗi thành viên ASOC bởi đối với chuyên viên tuyến đầu, việc chuẩn bị chuyến bay, briefing công tác phục vụ chuyến bay càng chi tiết, càng cẩn thận từ trên xuống dưới thì cơ hội chúng ta phục vụ khách hàng sẽ càng tốt hơn.
Trong đó, “lưỡi rìu” hàng ngày mỗi người mài dũa chính là chuyên môn nghiệp vụ, là các kỹ năng mềm, tinh thần đoàn kết… như phong trào uplifting service của TCT hiện tại.