[Trực tiếp] ĐHĐCĐ Vietnam Airlines năm 2023

Sáng nay, ngày 16/12, TCT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Đây là kỳ Đại hội thứ 8 kể từ khi VNA chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần vào năm 2015 nhằm thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

11h45: Bế mạc Đại hội

11h30: Giới thiệu thành viên mới Ban Kiểm soát

Bà Dương Thị Việt Thắm và bà Lê Trúc Quỳnh là 2 thành viên vừa được bầu vào BKS TCT thay thế cho Thành viên Ban kiểm soát vừa miễn nhiệm  Bà Nguyễn Thị Thiên Kim và Ông Mai Hữu Thọ.

Tặng hoa cho các Thành viên Ban kiểm soát.

11h05: Công bố kết quả bầu cử TV BKS Tổng công ty và kết quả biểu quyết các nội dung của Đại hội

Ông Bùi Hồng Quang – Trưởng ban kiểm phiếu báo cáo kết quả biểu quyết các nội dung trình Đại hội.

9h55: Đại hội biểu quyết thông qua các kế hoạch, báo cáo và Thông qua Quy chế bầu cử 

Đại hội biểu quyết thông qua các kế hoạch, báo cáo.

Các cổ đông biểu quyết tại Đại hội

9h40: Đại hội tiến hành Thảo luận.

Kế toán trưởng Tổng công ty Trần Thanh Hiền trả lời câu hỏi
Kế toán trưởng Tổng công ty Trần Thanh Hiền trả lời câu hỏi

Cùng với việc nâng cao hiệu quả SXKD, thực hiện chuyển nhượng vốn tại các đơn vị thành viên, tái cơ cấu đội tàu bay thì việc giãn, khoanh các khoản nợ đến hạn được coi là yếu tố then chốt để Vietnam Airlines duy trì dòng tiền. Xin Vietnam Airlines cho biết tiến trình đàm phán gia hạn các khoản nợ đã được Tổng công ty thực hiện như thế nào?

Kế toán trưởng Trần Thanh Hiền trả lời:

Ngay từ năm 2020 sau khi dịch Covid bùng phát và tình hình sản xuất kinh doanh bắt đầu bị ảnh hưởng rõ rệt, VNA đã triển khai sớm nhiều giải pháp tự thân trong đó có giải pháp đàm phán giảm giá, giãn hoãn thanh toán, cơ cấu các khoản nợ. Quá trình đàm phán đã đạt được những kết quả rất tích cực và góp phần quan trọng giúp TCT cải thiện kết quả SXKD, duy trì dòng tiền và thanh khoản, duy trì hoạt động liên tục qua các giai đoạn khó khăn nhất.  

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng số dư nợ nhà cung cấp giãn hoãn thanh toán trên 10.000 tỷ đồng (trong đó chủ yếu là từ các hợp đồng thuê máy bay và sửa chữa bảo dưỡng), các khoản vay trung, dài hạn được tái cơ cấu thời hạn trả nợ đạt khoảng 2778 tỷ đồng. TCT đã cơ bản thống nhất lộ trình hoàn trả các khoản nợ quá hạn với các đối tác, theo đó các khoản nợ quá hạn sẽ được hoàn trả dần từ năm 2023-2026.

Đặc biệt từ đầu năm 2023, thị trường VTHK tiếp tục phục hồi đã giúp dòng tiền của VNA diễn biến khả quan hơn, VNA đã có thể cân đối dòng tiền để đảm bảo duy trì hoạt động SXKD, trả dần nợ quá hạn phát sinh trong giai đoạn Covid19. VNA cũng đã xây dựng lộ trình cụ thể để từng bước khắc phục các hậu quả của dịch Covid, khôi phục trạng thái tài chính dần trở về mức lành mạnh, giảm dần tiến tới thanh toán hết các khoản nợ quá hạn với các đối tác. Mặc dù còn nhiều khó khăn, VNA tin rằng sẽ tiếp tục nhận được những hỗ trợ cần thiết từ các đối tác trên tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng nhau vượt qua khó khăn để cùng phục hồi và phát triển.

Tổng giám đốc Lê Hồng Hà trả lời câu hỏi của cổ đông trong phiên thảo luận

Vietnam Airlines đã xây dựng kế hoạch SXKD năm 2023 trên các kịch bản về khả năng phục hồi của thị trường nội địa và quốc tế. Đến thời điểm này, Vietnam Airlines nhận định như thế nào về toàn thị trường hàng không năm 2023?

Tổng giám đốc Lê Hồng Hà trả lời:

Sau khi dịch bệnh về cơ bản đã được kiểm soát hoàn toàn trên thế giới, hoạt động VTHK trên toàn cầu đã dần hồi phục (theo báo cáo tháng 6/2023 của IATA sản lượng khách luân chuyển dự kiến trong năm 2023 sẽ phục hồi được 88% so 2019). Nhiều hãng HK trên thế giới đã đón đầu được nhu cầu đi lại phục hồi mạnh sau giai đoạn kìm nén bởi dịch bệnh và có kết quả SXKD lãi, đặc biệt là các hãng HK tại các nền kinh tế mạnh có sức mua lớn hoặc các hãng HK tại các quốc gia điểm đến là các trung tâm kinh tế – thương mại – du lịch.

Tuy nhiên, báo cáo của IATA cũng đánh giá tốc độ phục hồi của các khu vực là khác nhau, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực có tốc độ phục hồi chậm nhất trên toàn cầu, đặc biệt là nhóm các thị trường Đông Bắc Á (trong khi đây vốn là thị trường trọng điểm truyền thống của VNA). Nguyên nhân chính cho việc phục hồi chậm nêu trên gồm có tình trạng mở cửa chậm của Trung Quốc, thị trường phục hồi chậm tại Hồng kông, Đài Loan, Nhật bản, tình trạng suy giảm cầu do khó khăn kinh tế. Bên cạnh đó, xung đột Nga – Ukraine cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn khách từ Nga và Đông Âu của VNA.  Ghi nhận, thị trường quốc tế ước cả năm chỉ đạt 73,6% so 2019, đặc biệt là các thị trường khu vực Đông Bắc Á. Ví dụ, thị trường đặc biệt quan trọng như Trung Quốc (chiếm 30% tổng khách quốc tế đến VN) mới chỉ phục hồi 28% so với 2019. 

Đối với thị trường nội địa và nguồn khách trong nước, tình hình thị trường từ quý 2/2023 cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế vĩ mô, tình trạng suy giảm cầu nội địa, giai đoạn cao điểm hè không đạt kỳ vọng do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều nước làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng; kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, GDP năm 2023 chỉ ước đạt 5% thấp hơn mục tiêu 6,5%. Giai đoạn thấp điểm tháng 3,4,5 và cả cao điểm hè tháng 6 thị trường trong tình trạng dư thừa tải cung ứng, các hãng tiếp tục nhận thêm tàu bay nhưng chưa phục hồi hoàn toàn mạng bay QT dẫn tới đổ thêm tải vào NĐ và bán giá thấp. Trên các nhóm đường bay, nhóm địa phương có tăng trưởng khách TTT cao nhất 32% so với 2019, chỉ duy nhất SGNDAD khách TTT thấp hơn 13% so với 2019, các nhóm đường bay còn lại tăng trưởng từ 4-13%.

Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hoà

Xin Vietnam Airlines cho biết những nội dung nổi bật của Đề án tổng thể tái cơ cấu Tổng công ty? Việc Đề án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động SXKD của Vietnam Airlines?

Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hoà trả lời: 

VNA đã xây dựng và đang báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2025. Nội dung nổi bật trong Đề án là các giải pháp nội lực từ chính nội tại của doanh nghiệp và các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ. 

Các giải pháp nội lực bao gồm các giải pháp tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp theo định hướng được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua gồm: tái cơ cấu tài sản, tái cơ cấu nguồn vốn, tái cơ cấu thoái vốn tại một số công ty có vốn góp, tái cơ cấu  tổ chức, lao động, tinh gọn bộ máy, tái cơ cấu phương án sử dụng đất và tài sản trên đất và tái cơ cấu, đổi mới quản trị doanh nghiệp.

Mặc dù đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp tự thân để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch là rất lớn và hậu quả vẫn còn kéo dài, VNA đã nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các giải pháp hỗ trợ từ chính phủ với vai trò là Chủ sở hữu, trong đó trọng tâm là gói giải pháp bổ sung dòng tiền, nguồn vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, VNA cũng kiến nghị các giải pháp ngắn hạn, cấp bách để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách cho VNA để thực hiện thoái vốn tại các DNTV, các giải pháp trung hạn về kiểm soát quản lý vĩ mô ngành hàng không để tạo nền tảng vững chắc cho VNA phát huy vai trò sứ mệnh của Hãng HKQG và phát triển bền vững trong dài hạn.

Việc chậm phê duyệt Đề án làm dẫn đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA để bổ sung dòng tiền và thu nhập như việc phát hành thêm cổ phần tăng vốn và tái cơ cấu, thoái vốn tại các DNTV bị triển khai chậm so tiến độ đề ra. Nguyên nhân do cơ chế chính sách hiện nay chưa đồng bộ, hoàn chỉnh dẫn đến các cơ quan chức năng cần có thời gian để rà soát các quy định, tìm phương án xử lý tháo gỡ phù hợp, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật. 

 Việc chậm triển khai các giải pháp trong Đề án cũng đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và nguồn lực tài chính của VNA. Thực tế là do chưa được bổ sung dòng tiền và thu nhập, các chỉ số tài chính vẫn đang chưa được cải thiện nên VNA đang bị hạn chế trong việc tiếp cận, huy động các nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu SXKD và đầu tư phát triển

Do vậy, VNA đang nỗ lực phát huy tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp để điều hành hoạt động SXKD. VNA đã và đang tập trung triển khai hàng loạt các giải pháp tự thân nhằm cắt giảm, quản trị và tối ưu hóa chi phí để chủ động tháo gỡ một phần khó khăn về dòng tiền, thanh khoản của DN như: hoàn thành thoái vốn giai đoạn 1 tại K6, bán và thanh lý tàu bay, tiếp tục quyết liệt thực hiện tái cơ cấu bộ máy tổ chức, quản trị điều hành đảm bảo tinh gọn nâng cao hiệu quả hoạt động, tích cực tìm kiếm giải pháp tăng thu nhằm cải thiện tối đa kết quả SXKD, linh hoạt sử dụng vốn vay ngắn hạn để có dòng tiền phục vụ hoạt động kinh doanh. Đồng thời, VNA đang tích cực báo cáo, giải trình và thúc đẩy tiến trình phê duyệt Đề án của các cấp có thẩm quyền để có thể sớm triển khai các giải pháp ngay từ đầu năm 2024.

Trong tình hình dòng tiền hiện nay, dự kiến việc đầu tư các dự án trực tiếp phục vụ sản xuất tổ hợp dịch vụ chuyên ngành tại Long Thành lên đến vài trăm tỉ đồng có phải là gánh nặng cho VNA không? Với quy mô lên tới gần 10.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines sẽ huy động nguồn lực nào để triển khai thực hiện Dự án này? Các dự án tại Long Thành đang được triển khai thế nào?

Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hoà trả lời: 

Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Cảng HKQT Long Thành sẽ là một cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực , công suất 100 triệu hành khách/năm, trong đó giai đoạn 1 đạt công suất 25 triệu hành khách/năm.

Căn cứ xu hướng phục hồi và phát triển của thị trường hàng không sau Covid-19, với vai trò là Hãng hàng không quốc gia, là hãng hàng không Việt Nam có mạng bay quốc tế rộng nhất, đồng thời cũng là một Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò tiên phong dẫn dắt thị trường hàng không, Vietnam Airlines cần phải có đủ cơ sở hạ tầng tại Cảng HKQT Long Thành để đáp ứng nhu cầu SXKD, giữ vị thế cạnh tranh và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội được Đảng, Nhà nước giao phó. 

Kế hoạch đầu tư vào sân bay Long Thành có thể ảnh hưởng đến nguồn lực nhưng phía Vietnam Airlines đã có đề xuất phê duyệt nguồn vốn từ chính phủ. Vietnam Airlines xác định, không vì Covid-19 mà dừng các hoạt động đầu tư, khó khăn trước mắt là chỉ là tạm thời. Tổng công ty đặt ra rất nhiều giải pháp để tăng doanh thu, tái cơ cấu nguồn vốn. Dự kiến, năm 2024 Tổng công ty đẩy mạnh thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, đồng thời mở rộng một số địa điểm mới ở Châu Âu và Châu Mỹ. 

Quá trình đầu tư sẽ phân kỳ theo giai đoạn phù hợp với thực tế hoạt động của Cảng hàng không, Vietnam Airlines đã xây dựng phương án vốn đầu tư để báo cáo các cấp có thẩm quyền, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho dự án, trong đó bao gồm các giải pháp: chuyển nhượng một phần vốn tại doanh nghiệp thành viên (Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam –  Skypec), phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ,… Việc triển khai Dự án sẽ thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận và phù hợp với tiến độ chung của cảng hàng không.

9h35: Báo cáo tiền lương, thù lao của thành viên HĐQT, BKS năm 2022 và kế hoạch 2023

Ông Lê Trường Giang – TV HĐQT Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines

Ông Lê Trường Giang – TV HĐQT lên trình bày Báo cáo tiền lương, thù lao của TV HĐQT, BKS năm 2022 và kế hoạch 2023

Tiền lương, thù lao của HĐQT, Ban KS năm 2022 được thực hiện theo đúng phê duyệt của ĐHĐCĐ (chi tiết trong “Báo cáo tiền lương, thù lao của HĐQT, BKS thực hiện năm 2022 và kế hoạch năm 2023” trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2023).

9h25: Báo cáo của Ban KS về kết quả kinh doanh của Công ty, kết quả hoạt động của HĐQT, Tổng Giám đốc năm 2022; Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban và thành viên Ban KS 

Bà Nguyễn Thị Thiên Kim – Trưởng Ban KS TCT
Bà Nguyễn Thị Thiên Kim – Trưởng Ban KS Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines

Bà Nguyễn Thị Thiên Kim – Trưởng Ban KS thay mặt Ban KS lên trình bày Báo cáo của Ban KS về kết quả kinh doanh của Công ty, kết quả hoạt động của HĐQT, Tổng Giám đốc năm 2022 và Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban KS và thành viên Ban KS.

9h20: Thành viên HDQT – Tạ Mạnh Hùng báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2022 và định hướng hoạt động năm 2023

HĐQT VNA gồm 7 thành viên, trong đó có 01 thành viên độc lập và 01 thành viên điều hành (kiêm chức danh Tổng Giám đốc). Các thành viên HĐQT đều được phân công phụ trách, theo dõi từng lĩnh vực quản lý, sản xuất kinh doanh (SXKD) cụ thể phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của từng thành viên. Các TV HĐQT đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoạt động tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ Tổng công ty, đảm bảo vai trò quản lý toàn diện các lĩnh vực SXKD, tìm ra hướng đi phù hợp cho VNA trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành.

HĐQT đã tổ chức 13 phiên họp để đánh giá kết quả kinh doanh, đưa ra các định hướng, chỉ đạo hoạt động và trao đổi về các nội dung, chuyên đề phục vụ công tác quản trị VNA. Ngoài các phiên họp, HĐQT còn ban hành các Nghị quyết, Quyết định thông qua việc lấy ý kiến các TV HĐQT bằng văn bản. Các cuộc họp HĐQT được thực hiện theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ, Quy chế nội bộ về quản trị của TCT và đáp ứng yêu cầu thực tế hoạt động của VNA. Ban Kiểm soát đều được mời tham gia và đóng góp ý kiến tại tất cả các phiên họp của HĐQT. Ngoài ra, HĐQT còn tổ chức các phiên làm việc trực tiếp theo chuyên đề, dự án quan trọng và những vấn đề mà HĐQT xét thấy cần thiết để đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động SXKD của TCT.

9h15: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 

Ông Trần Thanh Hiền – Kế toán trưởng TCT

Ông Trần Thanh Hiền – Kế toán trưởng TCT trình bày nội dung Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2022.

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản trong báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán:

  • Tổng tài sản công ty mẹ là 54.170 tỷ đồng; Tổng tài sản hợp nhất là 60.636 tỷ đồng.
  • Tổng cộng nguồn vốn Công ty mẹ là 54.170 tỷ đồng; Tổng cộng nguồn vốn hợp nhất là 60.636 tỷ đồng.

9h05: TV HĐQT kiêm Tổng giám đốc – ông Lê Hồng Hà thay mặt Ban Chủ tọa lên trình bày Báo cáo Kế hoạch SXKD năm 2023

TV HĐQT kiêm Tổng giám đốc – ông Lê Hồng Hà

Ông Lê Hồng Hà cho biết, trong năm 2022, diễn biến dịch bệnh trên thế giới cơ bản đã được kiểm soát, mặc dù vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Thị trường vận tải hàng không nội địa đã phục hồi khá mạnh mẽ và ổn định, tuy nhiên sức mua và khả năng chi trả của người dân chưa cao, trong khi các Hãng HK cạnh tranh gay gắt làm cho mức giá vé bình quân thấp. Thị trường VTHK quốc tế mới chỉ được mở cửa trở lại chính thức từ 15/03 và phục hồi chậm do nhiều quốc gia vẫn chưa gỡ bỏ hoàn toàn các qui định về nhập cảnh, cách ly và hành khách vẫn có tâm lý e ngại khi di chuyển. Thị trường lớn Trung Quốc vẫn đóng băng do chính sách “zero – COVID”, ngay sau đó là xung đột chính trị giữa Nga – Ukraine cùng với nguy cơ tiềm ẩn suy thoái kinh tế Châu Âu. Các yếu tố này khiến cho thị trường quốc tế chưa thể phục hồi như kỳ vọng.

Thị trường hàng không tại Việt Nam đã có sự phục hồi nhanh chóng, đặc biệt tại thị trường nội địa với mức phục hồi cao hơn mức trung bình của thế giới. Đến thời điểm hiện tại, các hãng hàng không đã khôi phục toàn bộ các đường bay nội địa và tăng tần suất trên nhiều đường bay để giải quyết vấn đề dư thừa tàu bay khi chưa khai thác được hết các đường bay quốc tế. Cả năm 2022, khách tổng thị trường nội địa đạt 43,1 triệu khách, tăng 196% so cùng kỳ, tăng 15,6% so 2019. Vietnam Airlines ghi nhận tổng doanh thu Công ty Mẹ năm 2022 đạt 50.214 tỷ đồng, Hợp nhất là 71.775  tỷ đồng.

Năm 2023, với tình hình thu bán dần được cải thiện trong các tháng đầu năm và giai đoạn cao điểm Tết, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm hè, dòng tiền của TCT đã được cải thiện đáng kể. TCT đã phần nào cân đối dòng tiền để đảm bảo duy trì hoạt động SXKD, hỗ trợ trả nợ quá hạn cho các đối tác theo cam kết, trả nợ các công ty thành viên, trả nợ ngân hàng và chi hoàn vé để đảm bảo uy tín với các đối tác, khách hàng, duy trì hoạt động cung ứng và SXKD thông suốt.

Đồng thời, với dự kiến dòng tiền còn nhiều khó khăn đặc biệt về cuối năm, TCT cũng đã chủ động tiếp tục triển khai các giải pháp cân đối thanh toán và giãn hoãn nợ, sử dụng tiết kiệm trữ lượng tiền mặt để duy trì nguồn tiền đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trong tình huống xấu. 

Năm 2023, TCT tiếp tục điều hành SXKD linh hoạt theo diễn biến thị trường, thực hiện các giải pháp tăng cường quản trị doanh thu, đàm phán giảm giá, tiết kiệm, quản trị chi phí, các giải pháp tái cơ cấu tài sản – nguồn vốn để bổ sung thu nhập, dòng tiền và nguồn vốn nhằm mục tiêu cải thiện tối đa kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì thanh khoản. 

8h55: Quy chế tổ chức Đại hội

Thành viên HĐQT – Tạ Mạnh Hùng

TV HĐQT – ông Tạ Mạnh Hùng thay mặt Ban Chủ tọa trình bày Quy chế tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023.

8h50: Thông qua chương trình Đại hội

  1. Báo cáo Kế hoạch SXKD năm 2023;
  2. Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán 
  3. Báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2022 và mục tiêu nhiệm vụ năm 2023; Báo cáo đánh giá của TV độc lập HĐQT năm 2022;
  4. Báo cáo của BKS về kết quả kinh doanh của Công ty, kết quả hoạt động của HĐQT, Tổng giám đốc năm 2022;
  5. Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của BKS và thành viên BKS năm 2022;
  6. Báo cáo tiền lương và thù lao của TV HĐQT, BKS thực hiện năm 2022 và kế hoạch năm 2023;
  7. Phương án kiện toàn nhân sự BKS;

8h45: Giới thiệu Ban chủ tọa Đại hội

Căn cứ quy định tại Điều lệ TCTHK, HĐQT đã thành lập Ban kiểm tra tư cách cổ đông gồm 05 thành viên:

  1. Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT, Chủ tọa Đại hội
  2. Ông Lê Hồng Hà, TV HĐQT kiêm TGĐ, Thành viên Ban Chủ tọa
  3. Ông Tạ Mạnh Hùng, TV HĐQT, Thành viên Ban Chủ tọa
  4. Ông Lê Trường Giang, TV HĐQT, Thành viên Ban Chủ tọa
  5. Ông Đinh Việt Tùng, TV HĐQT, Thành viên Ban Chủ tọa

8h35: Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hoà phát biểu khai mạc Đại hội

Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) – ông Đặng Ngọc Hoà

Thay mặt Hội đồng quản trị và Ban Lãnh đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines, Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hoà cho biết:
Năm 2022, ngành hàng không thế giới được đánh giá đã có nhiều diễn biến khả quan hơn so với hai năm cao điểm đại dịch Covid-19 trước đó. 

Theo báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không thế giới (IATA), năm 2022, ngành hàng không thế giới vẫn lỗ khoảng 6,9 tỷ USD, mặc dù đã cải thiện đáng kể so với khoản lỗ trước đó vào các năm 2021 và 2020. Tuy nhiên, các hãng hàng không vẫn phải đối mặt với thách thức lớn khi sức mua cũng như nhu cầu di chuyển của hành khách vẫn thấp hơn so với đà tăng của các chi phí đầu vào.

Năm 2023, ngành hàng không tiếp tục gặp phải khó khăn gây ra bởi các cuộc xung đột trên thế giới, giá nhiên liệu tăng cao, tỷ giá biến động bất lợi, các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Trung Quốc phục hồi không như kỳ vọng… 

Trong bối cảnh như vậy, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên Vietnam Airlines đã nỗ lực, quyết tâm cao, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển. Vietnam Airlines đã triển khai hiệu quả các giải pháp đảm bảo thanh khoản và khả năng hoạt động liên tục như: điều hành lịch bay, sản phẩm linh hoạt; mở rộng thị trường Ấn Độ, tăng tần suất bay đến Úc, nghiên cứu các thị trường mới Philippines, Châu Âu; triệt để tiết kiệm và đàm phán giảm chi phí, giãn, hoãn thanh toán, cơ cấu lại nợ vay, tận dụng các khoản vay ngắn hạn để giảm bớt sức ép về dòng tiền… 

Những nỗ lực này đã đem lại kết quả là doanh thu hợp nhất cả năm 2022 đạt 71.775 tỷ đồng, cao hơn 20% so với kế hoạch mà đại hội cổ đông đề ra và gấp 2,5 lần kết quả năm 2021. Sản lượng khách vận chuyển năm 2022 đạt 18,24 triệu khách, vượt 7,5% so với kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông năm 2022 thông qua. Vietnam Airlines đã phục hồi mạnh mẽ mạng đường bay nội địa – quốc tế. Đến nay, Hãng đã khôi phục mạng đường bay trước đại dịch, đồng thời mở thêm nhiều đường bay mới.

Trong năm 2024-2025, TCT đánh giá có cả cơ hội và thách thức song hành. Để vượt qua thách thức, nắm bắt các cơ hội phục hồi và phát triển, Vietnam Airlines đã xây dựng các kế hoạch và giải pháp đồng bộ trên mọi lĩnh vực. Trong đó, Hãng đặc biệt chú trọng triển khai Đề án tái cơ cấu, với các giải pháp hướng đến mục tiêu cân đối được thu chi kinh doanh từ năm 2024, kinh doanh có hiệu quả từ 2025.

8h35: Giới thiệu khách mời, Đại biểu

Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông 2023.

Đến dự đại hội cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2023 của VNA có Ông Nguyễn Ngọc Cảnh – Phó Chủ tịch UBQLVNN tại DN cùng đại diện LĐ Vụ TCCB, Vụ Tổng hợp, Vụ Công nghệ hạ tầng, Vụ Pháp chế và kiểm soát nội bộ, Văn phòng UB; Ông Đinh Việt Sơn – Phó Cục trưởng Cục HKVN. Tham dự Đại hội còn có các đại diện cổ đông lớn: SCIC, ANA, đại diện Vietcombank, Công ty kiểm toán KPMG và Deloitte cùng các quý vị là cổ đông của TCTHK và đại diện các cơ quan báo chí đến tham dự.

Về phía VNA, có sự tham dự của ông Đặng Ngọc Hòa – Chủ tịch HĐQT, ông Lê Hồng Hà – Thành viên HĐQT kiêm TGĐ và các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, Chủ tịch Công đoàn TCT, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và các công ty thành viên.

8h00: Đón khách và Kiểm tra tư cách cổ đông

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.