Bình đẳng giới – Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Chuyến bay HeForShe là nhằm mục đích truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, sự tham gia của nam giới vào các hoạt động về bình đẳng giới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhân kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, nhằm hướng tới tháng bình đẳng giới, VietnamAirlines phối hợp với UN Women và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) tổ chức chuyến bay HeForShe vào ngày 1/10/2024.

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Thúy Anh, Chuyên gia quản lý chương trình, Quyền phụ trách văn phòng UN Women Việt Nam.

Chuyến bay HeForShe là nhằm mục đích truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, sự tham gia của nam giới vào các hoạt động về bình đẳng giới. HeForShe là phong trào toàn cầu do UN Women thực hiện từ năm 2014.

Lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn và đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp SMEs

– Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những nỗ lực đảm bảo quyền và sự tiến bộ cho phụ nữ. Bà có thể đánh giá về những nỗ lực này của Việt Nam và đâu là dấu ấn nổi bật, thưa bà?

Chính phủ Việt Nam đã duy trì động lực thúc đẩy bình đẳng giới trong nhiều năm qua. Kể từ khi thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, chúng ta đã thấy xếp hạng thế giới của Việt Nam về Bình đẳng giới tăng từ vị trí 83 lên 72 trong số 146 quốc gia (theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố năm 2023). Bất chấp những thách thức vẫn tồn tại, tôi có thể trích dẫn bốn thành tựu đáng chú ý kể từ khi thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Việt Nam đã tiếp tục tăng cường khuôn khổ chính sách và pháp lý về bình đẳng giới. Đơn cử như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi (2022); Bộ luật Lao động sửa đổi (2019).

Việt Nam đã đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ trong chính trị tại cuộc bầu cử năm 2021, với tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội tăng lên 30% – cao nhất kể từ năm 1976, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 25%.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất thế giới. Tỷ lệ này cao gần bằng với nam giới (72% đối với nữ, so với 82% đối với nam).

Việt Nam mới đây đã lần đầu tiên thông qua Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hòa bình và an ninh vào tháng 1/2024, và đã vượt mục tiêu đề ra về tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình.

Các doanh nhân, chuyên gia chia sẻ tại toạ đàm Đầu tư cho phụ nữ: Đẩy nhanh tiến độ phát triển

– Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ phụ nữ là lãnh đạo doanh nghiệp cao trong khu vực. Tuy nhiên, nữ doanh nhân còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh doanh. Vậy đâu là nguyên nhân thưa bà?

Tôi đặc biệt ghi nhận cam kết mạnh mẽ của khu vực tư nhân, các doanh nghiệp Việt Nam vào quá trình thúc đẩy bình đẳng giới. Mặc dù công tác bình đẳng giới đã đạt được những thành tựu nhất định, song trên thực tế, việc thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, nhất là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn cần quan tâm hơn nữa.

Tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh còn cao và có xu hướng gia tăng, tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý vẫn chưa tương xứng với vị thế, vai trò và tiềm năng của phụ nữ, công việc nội trợ và chăm sóc gia đình vẫn do phụ nữ đảm nhiệm là chính… Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm những thách thức này và nhiều người vẫn chưa hoàn toàn phục hồi.

Hiện nay, khoảng 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam do phụ nữ làm chủ. Tuy nhiên, họ lại chiếm tỷ lệ cao ở các cấp thấp nhất của chuỗi cung ứng trong nhiều ngành công nghiệp và gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu mua sắm của các công ty lớn. Vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đa phần thực hiện các công việc có kỹ năng và khả năng công nghệ thấp, đồng thời tiếp cận hạn chế với tài chính và mạng lưới kinh doanh.

– Vậy tại sao chúng ta cần kết nối khu vực tư nhân với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, thưa bà?

Khu vực tư nhân là động lực tăng trưởng kinh tế, do đó có thể góp phần thu hẹp khoảng cách giới trên thị trường. Chúng ta cần các công ty xây dựng chính sách mua sắm và áp dụng các thực hành thúc đẩy quyền tiếp cận bình đẳng cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Việc mua hàng từ phụ nữ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Điều này cũng mang lại lợi ích cho các công ty mua hàng bằng cách củng cố thương hiệu, uy tín kinh doanh và lòng trung thành của người tiêu dùng. Vì vậy, đây là một lựa chọn đôi bên cùng có lợi và là một quyết định thông minh.

Bằng chứng cho thấy các quốc gia có bình đẳng giới cao hơn có nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn và cạnh tranh hơn. Tương tự, các doanh nghiệp có bình đẳng giới cao hơn đạt được lợi nhuận cao hơn, mức độ năng suất và cạnh tranh cao hơn, với lực lượng lao động và môi trường làm việc tốt hơn. Đặt bình đẳng giới làm trọng tâm cho các nỗ lực phát triển kinh tế sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 và đạt được sự phát triển bao trùm và bền vững.

Trân trọng cảm ơn bà!

Diễn đàn Doanh nghiệp
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.