Văn hóa số và sự lựa chọn của người VNA

Đầu năm 2022, Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hoà khẳng định, với VNA, chuyển đổi số là nhiệm vụ rất quan trọng vì mục tiêu của VNA là trở thành hãng hàng không số vào năm 2025. Và sau lễ tuyên bố Văn hóa số, người VNA nỗ lực hết mình để chuyển đổi văn hóa số từ tư duy, như một lựa chọn sống còn, để hiện thực hóa mục tiêu mà Hãng đã đặt ra. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Không phải công nghệ, văn hóa mới là yếu tố quyết định chuyển đổi số thành công

Sự phát triển của công nghệ mới mang đến vô vàn cơ hội. Theo thống kê, cứ 10 chủ doanh nghiệp trên thế giới, có 9 doanh nghiệp bắt đầu chiến lược chuyển đổi số. Và trong 9 doanh nghiệp triển khai mô hình kinh doanh mới này thì có 7 doanh nghiệp thất bại. Tỷ lệ thất bại trong chuyển đổi số hiện nay là 70%. 

Đâu là nguyên nhân chính của tỷ lệ gây sốc này? Lý do đến từ việc các lãnh đạo chỉ tập trung vào công nghệ và chiến lược mà không đảm bảo được rằng văn hóa doanh nghiệp của họ cũng trải qua một sự chuyển đổi tương tự.

Theo Michael Brenner – CEO Marketing Insider Group, “nếu không có sự chuyển đổi văn hóa để phù hợp với sự chuyển đổi về công nghệ thì hầu hết các chiến lược chuyển đổi số sẽ thất bại trước khi nó thực sự bắt đầu”. 

Còn nghiên cứu năm 2016 của McKinsey cho thấy, không phải công nghệ, chuyển đổi văn hóa mới là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp đang tiến hành chuyển đổi số. Một cuộc khảo sát khác vào năm 2018 về các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ cũng cho thấy 80% các nhà lãnh đạo đã cố gắng thay đổi văn hóa doanh nghiệp để hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp. 

Sớm nhìn ra cả cơ hội lẫn thách thức trong bài học lớn về chuyển đổi số từ thế giới, song song với việc đầu tư phát triển các hạ tầng kỹ thuật số (hạ tầng thiết bị và hạ tầng kết nối), các nền tảng số như: Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP – Customer Data Platform); Nền tảng Omnichannel; Nền tảng trục tích hợp ứng dụng; Nền tảng thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu lớn (Data lake); Nền tảng quản lý đối tác E2E… cũng như việc hợp tác với các đối tác lớn trong nước và quốc tế để đưa các công nghệ số 4.0 vào để nâng cấp các ứng dụng CNTT hiện tại của VNA như WEB/APP, TIMS, HRMS, E-office, E-DOC, Quản lý Chi phí-Hợp đồng- Lập kế hoạch, E-learning, E-report; ngày 10/10/2022, đã chính thức diễn ra Lễ công bố “Văn hóa số Vietnam Airlines”. 

alt text
Chủ tịch Đặng Ngọc Hoà phát biểu tại hội thảo “Hệ sinh thái trong hãng hàng không số” vừa qua. (Ảnh: Mai Hương).

Theo đó 7 thành tố của văn hóa số VNA là Khách hàng làm trung tâm, An toàn là số 1, Đổi mới sáng tạo, Linh hoạt thích ứng, Mở rộng hợp tác, Quyết định dựa trên số liệu và Tư duy số. Trong Lễ tuyên bố “Văn hóa số Vietnam Airlines” một lần nữa thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của người VNA trong việc thực hành văn hóa số.

Văn hóa số của VNA được mã hóa qua hình ảnh của một Bông sen số. Trong đó, khách hàng làm trung tâm là yếu tố quan trọng nhất trong văn hóa số VNA và Vietnam Airlines luôn triển khai các chương trình dịch vụ của mình xoay quanh khách hàng. Kế đó, an toàn và quyết định dựa trên dữ liệu là 2 yếu tố tiên quyết của văn hóa số VNA. Hai thành tố tiếp theo là đổi mới sáng tạo và linh hoạt thích ứng, bổ trợ lẫn nhau tạo nên năng lực chuyển đổi số mạnh mẽ cho VNA. 

Đồng thời, văn hóa số VNA cũng nêu rõ mỗi CBNV cần nhận thức tư duy số là yếu tố sống còn cho sự chuyển đổi số thành công. Tư duy số là linh hồn của chuyển đổi số! Cuối cùng là mở rộng hợp tác – thành tố nhấn mạnh vai trò của hợp tác không chỉ trong nội bộ mà còn là mở rộng ra bên ngoài nhằm tạo ra các giá trị mới. 

alt text
Văn hóa số của VNA được mã hóa qua hình ảnh của một Bông sen số. (Ảnh: VNA).

Bông sen số và lựa chọn của người VNA

Chưa bao giờ như lúc này, việc thực hành văn hóa số trở nên vô cùng quan trọng. Nó thực sự trở thành một lựa chọn mang tính sống còn, không chỉ của VNA mà còn là của riêng mỗi CBNV, hoặc tự chuyển đổi để cùng nhau tiến về phía trước, hoặc đứng yên và bị đánh bật khỏi guồng quay.

Với VNA, văn hoá số là chìa khóa giúp VNA đạt được mục tiêu “trở thành hãng hàng không số đầu tiên tại Việt Nam”. Chúng ta không thể “Kiến tạo xã hội số” nếu không có văn hoá số. Chúng ta cũng không thể hiện thực hoá được mục tiêu đó nếu mỗi người VNA tư duy, nhận thức, hành động đi ngược lại với văn hoá số.

alt text
văn hoá số là chìa khóa giúp VNA đạt được mục tiêu “trở thành hãng hàng không số đầu tiên tại Việt Nam”. (Ảnh: VNA).

Việc nắm rõ và thực hành văn hóa số giúp cho mỗi người VNA nhận diện rõ hơn bức tranh lớn mà VNA đang hướng đến, nhận diện rõ hơn con đường mà chúng ta đang đi để đến với mục tiêu lớn, để chạm vào những thành công mới. Và dù ở bất cứ bộ phận nào, chúng ta đều hiểu được vai trò, sự đóng góp của chính mình trong mục tiêu lớn mà VNA đang hướng tới.  

Ở một góc độ sâu hơn, trong chính mỗi CBNV, chuyển đổi văn hóa số từ tư duy giúp cho chúng ta phá bỏ những giới hạn của bản thân, trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình để thích ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn với tốc độ thay đổi của xã hội số. Từ đó, làm việc hiệu quả hơn và mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. 

Cùng với sự quan tâm và quyết liệt của Ban Lãnh đạo TCT, sự chuyển đổi văn hóa số từ tư duy của mỗi CBNV sẽ là nguồn năng lượng khởi nguyên, tạo thành động lực thúc đẩy đưa VNA tiên phong trong việc số hóa ngành hàng không Việt.

Công nghệ sẽ trở nên vô nghĩa khi bản thân con người không sẵn sàng phá bỏ những tư duy cũ để đón nhận cái mới, cách mạng số không thể thành công nếu chuyển đổi công nghệ không đi cùng chuyển đổi tư duy. 

Hãy sẵn sàng để cùng VNA phá vỡ giới hạn, bằng tư duy số của chính mình!

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.