Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch luôn được các đảng viên, Đảng ủy các Bộ Ban Ngành quan tâm sâu sắc.
Thấm nhuần các chỉ đạo và đường lối của Đảng, trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Tổng công ty Hàng không Việt Nam (TCTHK) Lần thứ 5, nhiệm kỳ 2020-2025; Đảng ủy Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã quán triệt thực hiện tốt mục tiêu định hướng lớn và các quan điểm cơ bản trong lãnh đạo xây dựng và phát triển TCTHK với nhiệm vụ đầu tiên và cốt lỗi đó là “Nâng cấp văn hóa an toàn lên mức chủ động, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong các hoạt động”. Trong đó, vai trò “sứ giả văn hóa an toàn” của mỗi cán bộ nhân viên (CBNV) VIAGS đặc biệt quan trọng và thiết thực.
Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ðảng soạn thảo là văn kiện có giá trị vô cùng to lớn và ý nghĩa lịch sử sâu sắc của Ðảng ta, được coi là Tuyên ngôn của Ðảng về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng mà chúng ta xây dựng, có vai trò định hướng cho nhận thức và phương châm hoạt động văn hóa, văn nghệ của toàn Đảng, toàn dân, là ngọn đèn soi rọi cho nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Đề cương về văn hóa Việt Nam nêu rõ: Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động.
Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.
Quan điểm của Đảng về xây dựng văn hoá doanh nghiệp (VHDN), văn hóa trong kinh doanh là sự kế thừa, phát triển các quan điểm về xây dựng văn hóa trong kinh tế được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra từ rất sớm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế và chính trị bằng một luận điểm tiêu biểu: Văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị, nghĩa là tác động biện chứng và thúc đẩy lẫn nhau giữa các lĩnh vực cơ bản này của đời sống xã hội (Tài liệu 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam).
Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) đã chỉ rõ: “Xây dựng văn hóa bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội.
Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong nhân cách thanh thiếu niên; chống những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa”, trong đó giải pháp hàng đầu là: “Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng và cấp ủy đối với lĩnh vực văn hóa”.
Việc thực hiện gắn kết văn hóa trong phát triển kinh tế – xã hội, hiện thực hóa quan điểm của Đảng về mặt trận văn hóa tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với mặt trận chính trị và kinh tế luôn được Đảng ta chú trọng.
Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI nhấn mạnh nhiệm vụ thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế: “Xây dựng VHDN, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc, phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế”.
Thấm nhuần các chỉ đạo và đường lối của Đảng, trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Tổng công ty Hàng không Việt Nam (TCTHK) Lần thứ 5, nhiệm kỳ 2020-2025; Đảng ủy Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã quán triệt thực hiện tốt mục tiêu định hướng lớn và các quan điểm cơ bản trong lãnh đạo xây dựng và phát triển TCTHK với nhiệm vụ đầu tiên và cốt lỗi đó là “Nâng cấp văn hóa an toàn (VHAT) lên mức chủ động, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong các hoạt động”, trong đó, vai trò “sứ giả văn hóa an toàn” của mỗi CBNV VIAGS đặc biệt quan trọng và thiết thực.
Trong những năm gần đây các hoạt động thúc đẩy VHAT của VNA thực sự rõ nét và chuẩn mực, thể hiện đúng vai trò tiên phong, xứng tầm của một hãng hàng không quốc gia.
Đầu tiên phải kể đến việc Đảng ủy, Ban lãnh đạo TCT đã xác định và lựa chọn biểu hiện VHAT mà VNA muốn hướng tới – đó là Văn hóa chính trực; thúc đẩy theo đó là hàng loạt các triển khai mang tính định hướng như: xây dựng Bộ tiêu chuẩn hành vi – quy tắc ứng xử an toàn; thường niên tổ chức các buổi hội thảo nhằm định hướng thúc đẩy văn hóa chính trực sâu rộng tới từng CBNV, cũng như ưu tiên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực/kiến thức cho đội ngũ quản lý các cấp về các vấn đề có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác an toàn như: quản lý rủi ro, quản lý sự mệt mỏi, quản lý yếu tố con người (human factor)…
Gần đây nhất, VIAGS cũng tổ chức các cuộc thi/trò chơi VHAT nhằm khuyến khích đội ngũ nhân viên tham gia và chủ động bổ sung kiến thức an toàn một cách tích cực và hiệu quả.
Vai trò của những người đứng đầu đơn vị đối với thực hiện VHAT là như thế nào?
Đảng ủy, Ban lãnh đạo TCT bên cạnh việc lãnh đạo/quản lý phải xác định/hiểu rõ định hướng, mong đợi về mức độ và biểu hiện của Văn hóa an toàn của tổ chức mình muốn hướng tới. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý phải luôn chia sẻ các mong đợi về VHAT của tổ chức, cụ thể là các tiêu chuẩn/nguyên tắc thực hiện và báo cáo an toàn cũng như các quy tắc ứng xử an toàn.
Những cán bộ quản lý cũng cần dành thời gian để xem xét các vấn đề an toàn cũng như ưu tiên đầu tư nguồn lực để nhân viên có thể thực hiện an toàn hiệu quả nhất, trong đó phải ưu tiên các nhiệm vụ như: xây dựng hệ thống Học hỏi – rút kinh nghiệm an toàn – đào tạo nhận thức hiệu quả; thiết lập và duy trì hiệu quả hệ thống thông tin an toàn đảm bảo kịp thời, chính xác; Thiết lập và cam kết áp dụng đúng quy tắc ứng xử an toàn đảm bảo công bằng, chính trực. Và cuối cùng là xây dựng hệ thống khen thưởng, công nhận các đóng góp của nhân viên trong công tác đảm bảo an toàn hiệu quả.
Mỗi CBNV VNA nói chung và VIAGS nói riêng, cần làm gì để nắm vững về VHAT, xây dựng VHAT và hoàn thành tốt vai trò “sứ giả VHAT”?
Trước tiên, mỗi CBNV cần thấu hiểu định hướng và mục tiêu VHAT của VNA. Đồng thời, mỗi thành viên cần chủ động thiết lập và thực thi hệ thống văn hóa an toàn của tổ chức mình bám sát Bộ quy tắc ứng xử của VNA.
Để hoàn thành tốt vai trò “sứ giả VHAT” thì cần có sự đồng lòng, chia sẻ của đội ngũ nhân viên trong việc chủ động tham gia các chương trình, kế hoạch thúc đẩy VHAT do Công ty đề ra cùng với sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong việc triển khai các kế hoạch, chương trình nhằm thực hiện đúng định hướng, mục tiêu của Công ty.
Đảng ủy, Ban lãnh đạo Công ty tổ chức đào tạo, bổ sung năng lực kiến thức an toàn và các kỹ năng ứng xử an toàn cho đội ngũ quản lý trực tiếp (Line – Manager). Đồng thời, tổ chức các hội thảo (cấp công ty) và các buổi trao đổi chia sẻ tại các Chi nhánh về cách thức nhận diện và ứng phó đối với các mối rủi ro an toàn, các yếu tố ảnh hưởng đến người lao động thực hiện công việc an toàn (quản lý sự mệt mỏi, quản lý yếu tố con người….) để từ đó người lao động, người quản lý có thể chủ động phòng tránh các rủi ro trong công việc.
Mỗi CBNV VIAGS quán triệt thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử an toàn – đây được xem như công cụ thực thi công bằng và minh bạch trong các ứng xử đối với các vấn đề an toàn làm nền tảng để thực hiện văn hóa an toàn VIAGS.
Xác định rõ đây là một hành trình để chinh phục lòng tin, xây dựng nền tảng để thực hiện cùng các chiến lược khác như V-er, khen thưởng/kỷ luật, báo cáo, quản trị rủi ro,… Vì vậy, VIAGS cam kết và mong muốn khi phải xem xét một sự việc xảy ra thì kết luận đưa ra hoàn toàn khách quan, mang tính xây dựng; và nếu phải đưa ra hành động “xử lý” đối với nhân viên thì bản thân nhân viên đó sẽ “tâm phục – khẩu phục”.
Đây là một trong những bằng chứng tin cậy cho việc VIAGS quyết tâm thực thi một trong những sứ mệnh đề ra: xây dựng một môi trường làm việc TRÁCH NHIỆM – CHIA SẺ – HỨNG KHỞI và đội ngũ lao động CHUYÊN NGHIỆP – ĐAM MÊ.