Các sự việc cần được phản hồi một cách nghiêm túc và nhanh nhất

Đang công tác tại VNA khu vực miền Trung, chị Mai Thảo Vi hiện là Station Manager đại diện cho VNA tại sân bay Tuy Hoà, giám sát mọi hoạt động khai thác hành khách, hành lý, hàng hóa, giải quyết mọi vướng mắc cho khách hàng, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mỗi chuyến bay đi và đến nơi này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
Đôi khi những thông tin trực diện và từng cá nhân cụ thể sẽ làm ảnh hưởng đến công việc thường nhật vì tâm lý mỗi người trong chúng ta vẫn ngại va chạm, ngại sai sót nên hình thức Báo cáo bí mật hầu như đã giải quyết được vấn đề này (Ảnh: NVCC)

Gắn bó với VNA từ năm 2005, một cách rất tình cờ nhưng là một duyên lớn và đến bây giờ chị Vi vẫn dành trọn tình yêu cho VNA, cho công việc giám sát khai thác. Nhân dịp VNA triển khai mạnh mẽ thúc đẩy Văn hoá an toàn trong mọi hoạt động, chị Vi đã có những chia sẻ cùng VNA Spirit.

Chào chị Vi! 16 năm gắn bó với VNA, chị đã chứng kiến sự chuyển mình, phát triển của Văn hóa an toàn tại đơn vị như thế nào?

Trong tất cả các hoạt động từ sinh hoạt thường ngày của cá nhân đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thì vấn đề an toàn luôn được lưu ý một cách đặc biệt. Ngành Hàng không nói chung và VNA nói riêng thì điều này còn là yếu tố quan trọng hàng đầu sống còn trong suốt quá trình hoạt động.

Từ những ngày đầu tiên, các báo cáo bằng văn bản liên quan đến an toàn khai thác theo từng trường hợp cụ thể, hoặc theo thống kê báo cáo từng tháng, từng quý hoạt động của mỗi đơn vị thì đến nay đã là một hệ thống xuyên suốt, chuyên nghiệp và mang tính cập nhật cao… Điều đó thể hiện rõ quan điểm VNA muốn đưa an toàn lên một tầm quan trọng đặc biệt.

Chị đánh giá thế nào về vai trò, ý nghĩa của thông tin trong Văn hóa an toàn?

Thông tin trong Văn hoá an toàn mang tính chủ động, trách nhiệm, khách quan và hoàn toàn trung thực để nhận diện được rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo chị, báo cáo bí mật có vai trò quan trọng như thế nào đối với TCT nói chung và đơn vị nói riêng?

Theo tôi, đôi khi những thông tin trực diện và từng cá nhân cụ thể sẽ làm ảnh hưởng đến công việc thường nhật vì tâm lý mỗi người trong chúng ta vẫn ngại va chạm, ngại sai sót nên hình thức Báo cáo bí mật hầu như đã giải quyết được vấn đề này và góp phần thúc đẩy tính cẩn thận từ trong mỗi cá nhân.

Vậy có sự khác biệt nào giữa báo cáo bình thường và báo cáo bí mật?

Một bài báo cáo bình thường rất hay bị lượt bỏ những chi tiết liên quan có khi rất quan trọng hoặc dễ đứng trên ý kiến chủ quan, cá nhân. Nhưng với hình thức báo cáo bí mật có thể được phản ánh một cách trung thực, cụ thể những sai sót của chính người viết hoặc của những đồng nghiệp giúp cho sự việc được trở nên rõ ràng hơn trên cơ sở nhìn nhận cả chủ quan và khách quan.

Báo cáo bí mật đã có những bước chuyển mình từ hộp thư tới số hóa trên hệ thống, theo chị, bước tiến này có ý nghĩa như thế nào?

Việc số hóa báo cáo an toàn giúp cho thông tin được truyền đi nhanh chóng, thống nhất từ nội dung đến các biện pháp xử lý một cách có hệ thống, giảm thiểu tối đa sai lệch sự việc. Chính vì điều này báo cáo bí mật cần được tạo niềm tin trong mỗi người lao động về tính cam kết giữ bí mật đúng như tên gọi của nó.

alt text
Các sự việc được viết ra cần được phản hồi một cách nghiêm túc và nhanh nhất để thể hiện sự tôn trọng đối với người viết báo cáo, hướng giải quyết sự việc cần được khéo léo, và các kiến nghị cũng cần được xem xét một cách khách quan nhất… (Ảnh: NVCC)

Các sự việc được viết ra cần được phản hồi một cách nghiêm túc và nhanh nhất để thể hiện sự tôn trọng đối với người viết báo cáo, hướng giải quyết sự việc cần được khéo léo, và các kiến nghị cũng cần được xem xét một cách khách quan nhất… Để ngày càng có nhiều hơn những thông tin liên quan đến nhận diện rủi ro cũng như những sự việc chưa được phản ánh.

Là một Station Manager làm việc trực tiếp về khai thác, chị có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình về Văn hoá an toàn?

Theo quan điểm cá nhân thì những ai đã làm việc ở vị trí giám sát khai thác đều hình thành cái gọi là “phản xạ có điều kiện” đó là khả năng quan sát, nhìn nhận các hành vi, cử chỉ của hành khách, của đồng nghiệp ở vị trí “từ xa”. Đó cũng là bước sơ khởi trong văn hóa an toàn: nhìn nhận khách hàng của mình đang có những bức xúc gì để tìm cách giải tỏa bức xúc một cách khéo léo hơn, nhìn nhận đồng nghiệp mình có biểu hiện mệt mỏi gì trong ca trực để nhắc nhở cần thận hơn hoặc có những câu chuyện vui để giảm bớt căng thẳng… Những điều này tưởng chừng như đơn giản thôi nhưng đó là một sự gắn kết vô hình.

Vậy theo chị, chúng ta cần làm gì để thúc đẩy sự phát triển của báo cáo bí mật hơn nữa?

Tôi mong rằng, mỗi người lao động đều ý thức được đúng ý nghĩ của Văn hoá an toàn để hình thành ý thức tự giác, trách nhiệm, văn hóa ứng xử thường nhật, giúp cho đơn vị ngày càng hoạt động hiệu quả.

Chúc VNA mạnh mẽ vượt qua những khó khăn thách thức hiện tại để giữ vững hình ảnh, phẩm chất của những “chiến binh sen vàng”.

Xin cảm ơn những chia sẻ của chị!

Vu Hoang Quy – COMM

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.