Hồi ức của người phi công “chứng nhân lịch sử”

Trung tá Phạm Huy Vận là cựu phi công Đoàn bay 919 – đơn vị bay quân sự – dân sự đầu tiên của lịch sử hàng không Việt Nam. Ở tuổi 70, những kỉ niệm khi làm nhiệm vụ như chuyến bay chở Tổng bí thư Đỗ Mười, gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng… chính là “di sản” quý giá nhất trong sự nghiệp của ông.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Từ lính hoa tiêu đến cơ trưởng chở nhiều chính khách

Sinh ra trong thời chiến, lòng yêu nước và khát vọng cống hiến đã thôi thúc Trung tá Vận cùng thế hệ thanh niên thời bấy giờ hăng hái tham gia nhập ngũ. Theo yêu cầu Trung đoàn Không quân 919, 20 tân binh khóa ông Vận được theo học khóa huấn luyện kéo dài 8 tháng. Trong 20 người, ông Vận được chọn vào nhóm hoa tiêu – những người dẫn đường cho máy bay do đã tốt nghiệp trung học. 

Cựu đoàn phó chia sẻ, thời đó phương tiện liên lạc chưa được cơ giới hóa, tin học hóa nên sự nhanh nhạy, khả năng tính toán chính xác và kinh nghiệm của hoa tiêu rất quan trọng. Trong suốt 08 tháng huấn luyện, ông Vận được trang bị kiến thức để đảm bảo đúng lộ trình bay, xem bản đồ, nhẩm tính hướng, tốc độ gió, thời gian, quãng đường… “Trong các bài huấn luyện, ném bom, thả dù là khó nhất – ông Vận chia sẻ – Để luyện tập thành thạo bài này, lính không quân liên tục phải bay – thả dù thử, luyện sự nhanh nhạy. Chưa có giáo án, giáo trình, ông cùng đồng đội vẽ một hình chữ thập dưới đất, tự tính toán hướng gió, ước lượng tốc độ bay để ném bom, thả dù đúng mục tiêu.”

Sau quá trình tập luyện, ông Vận được độc lập điều khiển “chim sắt”, thực hiện các chuyến bay vận tải, cứu trợ, thả dù lương thực, nhu yếu phẩm cho vùng bão lụt Phú Thọ, Hải Dương, Quảng Bình những năm 1971. Ông còn được đảm nhận nhiều trọng trách quan trọng như chở các chính khách, lãnh đạo Việt Nam và quốc tế, trong đó có Tổng bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen…

Bước ngoặt trong sự nghiệp ông Vận là khi Đoàn bay 919 trở thành đơn vị trực thuộc Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines, chuyển đổi từ hàng không quân sự sang dân sự năm 1993, giai đoạn này cũng đánh dấu bước phát triển mới về trình độ, kỹ thuật của phi công. 

Vượt qua khó khăn giai đoạn chuyển đổi, làm chủ công nghệ hiện đại

Trung úy Vận nhớ lại, giai đoạn mới chuyển sang hàng không dân dụng, mọi thứ đều thiếu thốn. Máy bay từng phục vụ cho chiến đấu, vận chuyển nguyên thủ như TU-134, vận tốc 850km/h, sức chứa 80 người được chuyển sang chở hành khách. Lực lượng tiếp viên hàng không chưa từng được đào tạo chính quy, thậm chí phải bổ sung cả những người làm việc không lưu lên phục vụ hành khách. 

Tình huống khiến ông nhớ mãi trong sự nghiệp cầm lái là chuyến bay từ Tân Sơn Nhất ra Hà Nội những năm 90. Còn 30 phút đến giờ cất cánh, ekip bay vẫn không có tiếp viên hàng không do thiếu người. Thông thường những chuyến bay như vậy thường bị hủy, hoặc hoãn để chờ bổ sung nhân sự. Nhưng hôm đó khách đông, lo lắng ảnh hưởng đến lịch trình của hành khách nếu chậm chuyến hoặc hủy chuyến, ông Vận xin thủ trưởng đơn vị kiêm luôn vị trí tiếp viên. “Khi máy bay ổn định độ cao, ekip hai người bọn tôi thay phiên nhau xuống khoang để phục vụ, hướng dẫn hành khách các quy định an toàn”, vị Trung úy nhớ lại.

Từ những chuyến bay nhiều không “không trang thiết bị bay hiện đại, không tiếp viên”, Hãng Hàng không quốc gia ngày một đổi mới, phát triển. Năm 1996, lần đầu tiên tổ bay gồm các phi công Việt Nam điều khiển chiếc Boeing 767 mang số hiệu VN783 từ Hà Nội đi TP HCM an toàn, thay vì phải có phi công nước ngoài bay kèm. 

“Về ngoại hình, máy bay các dòng Boeing, Airbus to, có sức chứa lớn hơn, song, nguyên lý cơ bản của hệ thống điều khiển bay không khác nhau nhiều. Rào cản lớn nhất là việc cần phải thuần thục tiếng Anh để xử lý, điều khiển thiết bị.” – Nguyên Phó đoàn bay 919 nhận định.

Để vượt qua rào cản ngôn ngữ, ông Vận tham gia các khóa đào tạo tại trường hàng không sau đó tiếp tục về trường Trưng Vương học bổ túc tiếng Anh. Nhờ quyết tâm đó, việc huấn luyện phi công trở nên đơn giản hơn. Thay vì học theo kiểu truyền tay, kinh nghiệm, phi công hiện nay của Vietnam Airline đều được thực hành trên thiết bị bay giả định SIM. Theo đó, phi công được huấn luyện và lường trước các tính huống có thể xảy ra như thời tiết xấu, trục trặc kỹ thuật…

“Trong quá trình thay đổi của Đoàn bay 919, yếu tố con người là quan trọng nhất. Ông dẫn chứng, hầu hết tai nạn ngành hàng không 76% do phi công; 24% còn lại là do khí tượng, phá hoại, kỹ thuật… Nhờ quá trình huấn luyện đào tạo bài bản, hiện nay phi công đều tốt nghiệp đại học, ngoại ngữ giỏi nên chuyển loại rất nhanh, là tiền đề để đoàn bay 919 mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng.” – Vị Trung úy chia sẻ.

Người con trai tiếp nối hình trình bay của cha

Nghỉ hưu ngót 10 năm, nỗi nhớ bầu trời của ông Phạm Huy Vận cũng phần nào vơi bớt khi con trai ông – anh Phạm Tuấn Anh – vẫn đang theo nghiệp cha. Ông cũng hạnh phúc khi con trai yêu bầu trời đến nỗi, “nhà luôn có bàn điều khiển máy bay điện tử, để thỏa ước mơ phi công”. 

Được truyền cảm hứng từ hành trình chinh phục bầu trời ngót nghét bốn thập kỷ của cha, anh Phạm Tuấn Anh – con trai Trung úy Vận đã tiếp tục viết tiếp ước mơ của cha trên bầu trời, trở thành cơ trưởng lái tàu bay Airbus A321 – Đoàn bay 919.

“Quyết định nghỉ việc văn phòng sau 11 năm gắn bó để sang Mỹ học phi công, bắt đầu từ đầu ở tuổi 30 với mình lựa chọn không dễ dàng. Nhưng truyền thống gia đình cùng đam mê của bản thân là động lực để mình vượt mọi rào cản.” – Anh Tuấn Anh chia sẻ.

Ngày bắt đầu chinh phục chú “chim sắt” đầu tiên, anh Tuấn Anh cảm nhận được rõ ràng sự liên kết giữa hai thế hệ, cảm nhận được rõ ràng những khó khăn, áp lực mà người cha đã từng trải. Đây vừa là cảm hứng, vừa là động lực để anh thay cha viết tiếp giấc mơ bay.

Bắt đầu từ việc khiển máy bay cỡ nhỏ rồi dần dần chuyển sang làm cơ phó Boeing 787 rồi lên cơ trường Airbus A321. Dù đã thực hiện hàng nghìn chuyến bay trong suốt 12 năm làm nghề, anh Tuấn Anh vẫn giữ nguyên cảm giác hạnh phúc mỗi khi máy bay cất cánh và hạ cánh an toàn. “Khi máy bay nâng độ cao, bay qua dọc thành phố, qua biển, người phi công dâng lên cảm xúc hạnh phúc lẫn tự hào của phi công hãng hàng không Quốc gia khi đưa mọi chuyến bay “đi đến nơi, về đến chốn”. – Cơ trưởng Airbus A321 chia sẻ.

Trong căn nhà hơn 100m2 của Trung úy Vận, luôn được trưng bày trang trọng những mô hình tàu bay hiện đại Boeing, Airbus được phi công U80 nâng niu như báu vật quý giá. Về Ở tuổi ngoài 70, hơn 20 tấm ảnh và những mô hình tàu bay là kỷ niệm vô giá gắn với những năm tháng chinh phục bầu trời của cựu Phó đoàn bay 919. Để mỗi khi nhớ lại, ông lại thấy gần gũi như vừa mới ngày hôm qua.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.