Đảng bộ KHPT – Nâng cao nhận thức – cải tiến công việc, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Việc xuất bản tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” đã góp phần hệ thống hóa các chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và có thể coi là cẩm nang trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của từng Đảng bộ, Chi bộ các cấp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Với hơn 600 trang tâm huyết của đồng chí Tổng Bí thư, tác phẩm đã tổng hợp, giáo dục khái quát hóa từ cách hiểu về tham nhũng, tiêu cực; về các quan điểm, yêu cầu, về phạm vi, về thể chế, chính sách, phương pháp và hơn nữa, tổng hợp lại quá trình đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực để thấy đây là một cuộc chiến trường kỳ không khoan nhượng của toàn Đảng, toàn dân chống lại “giặc nội xâm”, với những thói hư, tật xấu, suy thoái, lấy của cải vật chất… với động cơ không trong sáng.

Việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực vì đó đã không ngừng đổi mới cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và mở rộng phạm vi từ khu vực trong nhà nước ra ngoài nhà nước, từ không chỉ đơn thuần là phòng chống tham nhũng, lãng phí mà còn gắn phòng, chống tham nhũng với sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

ĐUV – Trưởng Ban KHPT Nguyễn Quang Trung trình bày tham luận tại Tọa đàm khoa học về tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng chống tham nhũng, tiêu cực và chỉnh đốn xây dựng Đảng. (Ảnh: Thu Hà)

Tác phẩm cũng cho thấy những thành tựu lớn đã đạt được của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua thông qua một loạt các vụ án nghiêm trọng được xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm. Từ đó đã giúp định hướng cho Đảng bộ, Chi bộ các cấp trong việc tuyên truyền, giáo dục, hoàn thiện cơ chế chính sách, xử lý để đảm bảo dù là bất kỳ ai cũng không dám, không thể, không muốn và không cần tham nhũng, tiêu cực.

Chúng ta đều biết, tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. Vì vậy, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, “không nghỉ”, “không ngừng” ở tất cả các cấp. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng do vậy đã “trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”.

Nhận biết nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân trong những năm qua, Đảng bộ Ban KHPT luôn tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, của các Hội nghị Trung ương, các Chỉ thị của Bộ Chính trị….

Thông qua các Hội nghị, buổi tập huấn, Đảng bộ Ban KHPT luôn nhấn mạnh, răn đe để các Đảng viên “không dám” tham nhũng, tiêu cực, khẳng định việc triển khai chống tham nhũng, tiêu cực tại Đảng bộ Ban KHPT nếu có sẽ triển khai với các biện pháp quyết liệt, không bao che và thực hiện theo quy định của Pháp luật và quy định của Đảng bộ TCT HKVN và các chính sách, quy định của TCT HKVN.

Đảng bộ Ban KHPT cũng đã nhận thức được việc phòng, ngăn ngừa tham nhũng thông qua việc triển khai luôn rà soát, hoàn thiện lại các Quy chế, Quy định và quy trình công việc do Ban phụ trách; đã yêu cầu các đồng chí Đảng viên luôn gương mẫu, cần kiệm, liêm chính, thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch các chi tiêu, đầu tư mua sắm tài sản của TCT theo quy định.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư, Đảng bộ Ban KHPT nhận thấy việc triển khai các giải pháp phòng, chống tham nhũng tại Ban KHPT còn rời rạc, chưa hệ thống, chưa khoa học nên dễ dẫn tới chưa đầy đủ về các giải pháp, khó khăn trong việc đưa ra các ý tưởng phòng, ngừa, ngăn chặn từ xa các hiện tượng tiêu cực – là cơ hội nảy sinh tham nhũng.

Tập thể Đảng bộ Ban KHPT. (Ảnh: Hồng Tiến)

Do vậy, với lập trường phòng còn hơn chống, ngăn ngừa còn hơn xử lý hậu quả, sau khi nghiên cứu tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư, Đảng bộ Ban KHPT đã rà soát các giải pháp đã triển khai, đề xuất các giải pháp mới tập trung vào 02 mục tiêu:

(i) Nâng cao nhận thức người lao động – vấn đề cốt lõi trong công tác phòng, ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực;

(ii) Hoàn thiện các công cụ cải tiến công việc, nâng cao chất lượng công việc, đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch, công khai trong công tác xây dựng kế hoạch, điều hành công tác chuyên môn của Ban hướng tới suy nghĩ và hành động tích cực. Một số giải pháp đã trao đổi, thống nhất và dự kiến triển khai cụ thể sau:

Thứ nhất, nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của người lao động

          Một là, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức

  • Tiếp tục triển khai thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tổ chức các lớp tập huấn hoặc lồng ghép vào các Hội nghị sơ kết, tổng kết của cơ quan để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người lao động trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng niềm tin của đảng viên, người lao động với Đảng, với đất nước, với TCT và Đảng bộ Ban KHPT, lấy cái tốt lấn át những cái xấu xa, thoái hóa.
  • Đào tạo, hướng dẫn để người lao động hiểu rõ về các quy trình, quy định, nắm rõ được quyền hạn và trách nhiệm pháp lý để ngăn ngừa các hành động sai trái do thiếu hiểu biết là mầm mống của tư duy tiêu cực và hành động tham nhũng.
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, liêm minh, công chính, có năng lực; Khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
  • Xây dựng môi trường làm việc vui vẻ, sôi động, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển.
  • Luôn tổ chức đối thoại định kỳ với người lao động để nắm bắt tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết các khiếu nại tố cáo.

Hai là, thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và các hoạt động của cơ quan, đơn vị

  • Đảm bảo công khai, minh bạch từ công tác phân công nhiệm vụ cho người lao động trong đơn vị, các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động tại cơ quan, đơn vị tới các công tác thi đua khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo công bằng và phát huy được năng lực sở trường của từng người lao động trong thực hiện công việc được giao.
  • Thực hiện công khai, minh bạch đối với: việc tuyển người lao động vào cơ quan, đơn vị; số lượng, tiêu chuẩn, hình thức tuyển dụng và kết quả tuyển dụng; việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, chuyển ngạch, luân chuyển…
  • Thường xuyên rà soát các quy định của pháp luật về việc công khai, minh bạch để kịp thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp.

Ba là, thực hiện quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị nhằm phòng chống tham nhũng, tiêu cực

  • Thực hiện nghiêm túc quy định không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng; không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
  • Tăng cường tìm hiểu nắm rõ các chính sách về lương thưởng, kịp thời đề xuất LĐ TCT khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc, đảm bảo “chăm lo lợi ích, hạnh phúc của quần chúng lao động”.
  • Quán triệt tinh thần tiết kiệm từ những hoạt động nhỏ nhất để tránh phát sinh tư tưởng “tham nhũng vặt”.
  • Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của người lao động do Ban quản lý nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.
  • Khuyến khích tăng cường trao đổi, giao lưu cả chuyên môn và đời sống giữa các đồng nghiệp; Lãnh đạo luôn lắng nghe cấp dưới để người lao động được cảm thấy tôn trọng, đóng góp ý kiến; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải đáp thắc mắc, làm rõ, tìm phương án xử lý, giải quyết để ngăn chặn các mầm mống tiêu cực.
  • Bốn là, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn thông qua nghiêm túc công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập đối với các đối tượng phải kê khai, tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai theo quy định.

Thứ hai, nhóm giải pháp liên quan đến hoàn thiện các công cụ cải tiến công việc, nâng cao chất lượng công việc

Một là, tập trung hoàn thiện quy chế, quy định và quy trình

  • Là đơn vị chủ trì xây dựng và quản lý một loạt các Quy chế, Quy định lớn ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của TCT như Quy chế lịch bay, mở đường bay, thuê chuyến, quản trị hiệu quả SXKD…. Trong năm 2023, Ban KHPT đã sửa đổi và đã báo cáo LĐ TCT ban hành lại Quy định thuê chuyến hành khách của TCTHK tại QĐ số 350/QĐ-TCTHK-KHPT ngày 24/4/2023, và đang hoàn thiện sửa đổi lại Quy chế mở đường bay, khôi phục đường bay; Quy định lịch bay…
  • Liên tục cải tiến các quy trình công việc như quy trình xây dựng KH dài hạn, xây dựng KH năm…cũng như các quy trình đánh giá hiệu suất công việc qua KPI cho từng đơn vị. Từ đó, nâng cao tính công khai, minh bạch, giám sát trong công việc chuyên môn của Ban.

Hai là, khuyến khích người lao động cải tiến công việc, nâng cao chất lượng công việc, đảm bảo sự công khai, minh bạch thông tin

  • Ban KHPT đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu chung, hệ thống báo cáo nhằm minh bạch hoá công tác thông tin, phối hợp và nâng cao hiệu suất công việc. Trong năm 2023, Ban KHPT đã thành công chuyển giao hệ thống quản trị doanh thu theo hành trình. Các phòng trong Ban liên tục cải tiến công việc, đưa các số liệu, báo cáo lên Power BI, Tableau như số liệu advance booking, so sánh giá, số liệu vận chuyển, xây dựng các cơ sở dữ liệu thống kê về slot của Tổng công ty và theo dõi slot các hãng…
  • Khuyến khích người lao động cải tiến công việc thông qua việc rút ngắn các bước quy trình trùng lặp, không cần thiết hoặc rút ngắn thời gian xử lý thông tin, dữ liệu để giảm thời gian lao động lãng phí, tạo động lực, tinh thần hăng say làm việc để tránh các suy nghĩ tiêu cực.
  • Thực hiện chế độ phân quyền xử lý theo mức độ công việc để tạo sự tự tin cũng như rút ngắn các khâu, đoạn ra quyết định. Đồng thời, chuẩn hóa các công cụ để kiểm tra vừa tránh sai sót, đồng thời kiểm tra giám sát chéo tránh nảy sinh tiêu cực.

Một điểm quan trọng cuối cùng, đó là dù triển khai theo giải pháp nào, việc đo lường, rút kinh nghiệm là rất cần thiết. Do vậy, Đảng bộ Ban KHPT đang áp dụng phương pháp ngăn ngừa lỗi 4 bước từ tự kiểm tra, đánh giá giải pháp; so sánh đối chiếu việc thực hiện với kế hoạch ban đầu; ghi nhận vấn đề, phát hiện lỗi; thảo luận phân tích rút kinh nghiệm để phòng, ngừa, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực của Ban KHPT.

Do vậy, với các giải pháp đã nêu, Đảng bộ Ban KHPT vẫn không ngừng tìm mọi giải pháp cải tiến công việc, quy trình, khuyến khích các ý tưởng đề xuất trên mọi phương diện; triển khai học tập để hiểu rõ những điều Đảng viên, người lao động được làm và không được làm; song hành với xây dựng môi trường làm việc năng động, vui vẻ, nhiệt huyết, hăng say để đẩy lùi các suy nghĩ không lạc quan là mầm mống của các suy nghĩ tiêu cực và tham nhũng trong tương lai.

Đảng bộ Ban KHPT

Share bài viết:

Bình luận 2

  1. Tuan Tran nói:

    Ban KHPT có những vận dụng hay và phù hợp với thực tiễn quá!

  2. Quỳnh Anh nói:

    KHPT luôn là cái nôi về đào tạo và cải tiến công việc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.